Thống kê những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout (gút) thường gặp

Gout là bệnh rổi loạn chuyển hóa thường gặp. Không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người mắc bởi những cơn gout cấp. Bệnh gout còn để lại những hậu quả nặng nề, gây tàn phá khớp và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Những biến chứng của bệnh gout khiến cho người dân có những thắc mắc như bệnh gout có chữa được không? Có nguy hiểm tới tính mạng không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về biến chứng của bệnh gout.

update
CHUYÊN GIA từ HỌC VIỆN QUÂN Y  giới thiệu sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân gút cấp, gút mạn – ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC

4516 Bình luận

1. Biến dạng khớp

Thống kê những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout (gút) thường gặp

Biến dạng khớp trong bệnh gout (Ảnh internet)

Ở những người bệnh gout, khớp là phần bị tổn thương đầu tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự lắng đọng các tinh thể urat trong mô cạnh khớp, sụn, xương, gân, dây chằng, bao hoạt dịch… gây hủy hoại khớp. Lâu dần, các khớp bị biến dạng, kèm theo đau và cứng khớp.

Tổn thương khớp xuất hiện trong giai đoạn muộn, trong thể nặng hoặc thể tiến triển của bệnh. Có khi việc điều trị chưa thích đáng sẽ dẫn tới những tổn thương khớp nặng nề hơn.

Ban đầu các khớp bị tổn thương chủ yếu ở chi dưới như khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối. Sau đó gặp cả các khớp  ở chi trên như khớp bàn ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu hoặc khớp vai. Do bị sưng đau biến dạng nhiều khớp như vậy có thể nhầm với triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Sự biến dạng khớp còn do các hạt tophi gồ ghề bám xung quanh khớp. Chúng được miêu tả như hình ảnh “rễ cây”, “củ khoai”, gây vô cảm, hạn chế vận động và mất chức năng của khớp.

Xem thêmNhững nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gout?

2. Mất chức năng bàn tay, bàn chân, nguy cơ tàn phế

Các khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay bị hủy hoại lâu ngày dẫn tới cứng khớp, xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch… Vận động bàn tay, ngón tay của bệnh nhân trở nên khó khăn. Cản trở bệnh nhân thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày. Như chải đầu, cầm đũa, xúc thìa… Do vậy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Sự hủy hoại và biến dạng của các khớp ở chi dưới làm các khớp hoạt động kém linh hoạt, cứng khớp. Hậu quả bệnh nhân di chuyển khó khăn, thậm chí gây tàn phế cho người bệnh.

3. Nhiễm trùng hạt tophi

Hạt tophi hình thành do sự tích lũy muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết. Sự tích lũy tăng dần theo nhiều năm tạo thành các khối nổi lên dưới da. Các khối này không đau, bề mặt gồ ghề, kích thước thay đổi từ rất nhỏ 0,5 mm đường kính tới 10 cm. Ngoài hậu quả gây biến dạng và hạn chế vận động khớp, hạt tophi khi bị nhiễm trùng cũng rất đáng lo ngại.

Nguyên nhân nhiễm trùng do hạt tophi ở những vị trí tỳ đè dễ cọ xát như bàn chân, bàn tay, khuỷu. Hoặc bệnh nhân tự chọc vào hạt tophi của mình. Dẫn đến loét và dò, vỡ ra chảy dịch. Đây là con đường cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng hạt tô phi.

Thống kê những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout (gút) thường gặp

Nhiễm trùng hạt tophi là một biến chứng thường gặp (Ảnh internet)

Biểu hiện nhiễm trùng hạt tophi gồm:

  • Hạt tô phi dò, vỡ, chảy ra chất dịch màu trắng đục, có thể lẫn mủ màu vàng đục, không mùi hoặc có mùi hôi.
  • Các khớp lân cận có thể sưng, nóng, đỏ, đau biểu hiện một cơn gút cấp kèm theo.
  • Bệnh nhân có sốt, kèm rét run, môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

Xem thêmNhững dấu hiệu nhận biết bệnh gout

4. Biến chứng sỏi thận

Thống kê những biến chứng nguy hiểm của bệnh gout (gút) thường gặp

Tinh thể urat lắng đọng hình thành sỏi trong đường tiết niệu (Ảnh internet)

Tinh thể urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản. Lâu ngày hình thành sỏi uric. Đây là một loại sỏi không cản quang có thể phát hiện qua siêu âm hệ thận tiết niệu. Sỏi có hình dáng xù xì, kích thước thay đổi, nằm ở vị trí như trong đài bể thận. Hoặc gặp sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Sỏi uric gây tắc nghẽn đài bể thận, ứ nước ứ mủ ở thận. Ngoài ra có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu máu do sự cọ sát của sỏi. Đôi khi bệnh nhân gặp cơn đau quặn thận dữ dội do sỏi di chuyển gây ra.

5. Bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính là biến chứng thường gặp và nguy hiểm trên những người bị gout mãn tính. Bệnh thận mạn tính làm suy giảm chức năng lọc cầu thận dẫn tới giảm độ lọc của acid uric. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao tích tụ lại làm trầm trọng thêm bệnh lý thận. Tạo nên một vòng xoắn bệnh lý nặng nề liên quan chặt chẽ với nhau.

Mức độ suy thận càng nặng, như trong giai đoạn cuối có thể đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo lọc máu. Do đó làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác cho cơ thể, trong đó có tử vong.

6. Biến chứng tim mạch

Các nguy cơ bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… tăng lên ở những người bị bệnh gout.

7. Biến chứng liên quan đến điều trị bệnh

– Các biến chứng do dùng thuốc chống viêm giảm đau: Như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa…

– Các biến chứng do dùng colchicin: Gây tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều.

– Các biến chứng do dị ứng thuốc: Bệnh nhân bị gout thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng. Thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gout. Thường hay gặp hơn cả là dị ứng với allopurinol.

– Các biến chứng do dùng corticoid: Loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng Cushing do thuốc…

– Các biến chứng do dùng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc không rõ nguồn gốc: Gây dị ứng thuốc, ngộ độ thuốc, suy gan, suy thận…

Những biến chứng của bệnh gout gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng lao động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí có những biến chứng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. Biết được các biến chứng của bệnh gout gây nên, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế biến chứng xảy ra.

Theo benhvien108.vn

5/5 - (2 bình chọn)