Nhiều người bị trào ngược dạ dày gây hôi miệng nhưng lại không hiểu rõ về nó và không biết cách khắc phục. Điều này khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.
Chướng bụng, buồn nôn, rát cổ họng, ợ nóng, ợ chua, nôn ra dịch nhầy…là những triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo thống kê của Sở Y tế Tp.HCM thì trong 1 thập kỷ trở lại đây, số người bị trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ khiến cho bệnh nhân phải đối mặt với những khó chịu trong cuộc sống, chẳng hạn như chứng hôi miệng thường xuyên.
Vậy, vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây hôi miệng? Chúng ta có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách nào? Thạc sĩ bác sĩ Trương Hoàng Nam (bệnh viện Nhân dân Gia Định) sẽ giải đáp về vấn đề này.
Nhiều người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản nhưng không biết làm cách nào để khắc phục.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
I. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây hôi miệng?
Hôi miệng là một vấn đề rất bình thường mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng có lần gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến miệng bị hôi, thường gặp nhất là:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng.
- Ăn nhiều gia vị có vị cay và hăng như hành tây, hành ta, tỏi v.v…
- Nhiễm kí sinh trùng mà đặc biệt là các loại giun sán cũng sẽ khiến cho miệng bị hôi.
- Đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
Trong đó, trào ngược dạ dày là một bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi một số thành phần của dịch vị dạ dày như HCI, Pepsin, dịch mật…vì nguyên nhân nào đó mà bị đẩy ngược lên vùng thực quản. Dịch vị vốn có chứa nhiều acid nên sẽ kích thích niêm mạc thực quản, gây nên những cơn buồn nôn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn từ 2-5 lần mỗi ngày.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, hơi thở của bạn sẽ có mùi khá khó chịu và đây cũng là một đặc trưng của bệnh. Nguyên nhân xuất phát từ vì dạ dày là một “chiếc túi” chứa và tiêu hóa tất cả thức ăn, cũng là nơi lý tưởng cho các loại vi khuẩn trú ngụ. Trong hoạt động co bóp của mình, dạ dày sẽ khiến cho hơi từ dạ dày đẩy lên khoang miệng. Đối với trường hợp người khỏe mạnh, vệ sinh răng miệng tốt thì không có vấn đề gì. Nhưng đối với bệnh nhân bị các bệnh về đường tiêu hóa, mà đặc biệt là trào ngược dạ dày sẽ khiến cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn. Điều này sẽ khiến cho miệng thường xuyên có mùi hôi khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, một trong số đó là trào ngược dạ dày thực quản.
II. Làm sao để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
Hôi miệng tuy không làm chúng ta cảm thấy đau, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng lại khiến cho hoạt động giao tiếp hằng ngày gặp nhiều rắc rối, sự tự tin sụt giảm. Tin vui cho những ai đang gặp phải tình trạng này là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục, chỉ cần thực hiện theo những lời khuyên sau đây của bác sĩ Nam dưới đây:
1/ Thay đổi thói quen ăn uống theo hướng có lợi cho dạ dày
Để có thể giúp cho hơi thở bớt nặng mùi hơn, người bị trào ngược dạ dày thực quản cần phải xem xét lại những thói quen ăn uống hằng ngày của mình. Cụ thể như sau:
- Uống đủ nước: Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần được cung cấp một lượng nước nhiều hơn người bình thường nhưng cũng không nên uống trên 4 lít nước/ngày vì sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức.
- Thay vì ăn 3 bữa như bình thường, người bệnh đau dạ dày nên chia khẩu phần ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ hơn. Việc làm này sẽ giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều vào cùng một lúc. Vì dạ dày chứa quá nhiều thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày.
- Tránh thức khuya và ăn sau 9h tối. Sau một ngày làm việc vất vả, dạ dày rất cần được nghỉ ngơi và phục hồi những hư tổn (nếu có). Do đó, thói quen ăn khuya sẽ không chỉ khiến dạ dày của chúng ta phải đối mặt nhiều vấn đề mà còn khiến cho hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm đáng kể.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần tập cho mình thói quen nhai chậm khi ăn, thức ăn càng được nhai kỹ sẽ tăng khả năng hấp thu và giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày giảm tiết acid.
- Chú trọng chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tránh ăn uống những món khó tiêu để tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng giảm đi.
Bên cạnh việc thiết lập thói quen ăn uống, người bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản cũng cần giữ cho tinh thần của mình luôn ở trạng thái tốt nhất. Stress sẽ khiến cho dạ dày co bóp mạnh hơn, đẩy hơi lên trên gây nên tình trạng hôi miệng thường xuyên. Vào buổi tối, người bệnh có thể kê cao gối khi ngủ. Tư thế này sẽ giảm khả năng acid và vi khuẩn trào ngược lên thực quản qua một đêm, giúp miệng bệnh nhân bớt mùi hôi khó chịu.
Thiết lập một chế độ ăn uống tốt cho dạ dày, uống nhiều nước và áp dụng các mẹo dân gian sẽ khắc phục được chứng hôi miệhg do trào ngược dạ dày.
2/ Mẹo chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày đơn giản từ dân gian
Song song với việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt sao cho thật có lợi cho dạ dày, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể áp dụng một số phương pháp chữa hôi miệng được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian.
- Dùng hạt đinh hương: Sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, người bị trào ngược dạ dày có thể nhai hoặc ngậm vài hạt đinh hương. Đinh hương có mùi rất thơm mà lại an toàn cho sức khỏe và có công dụng an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn và có một hơi thở thơm mùi thảo mộc rất dễ chịu.
- Dùng cam thảo: Cũng như hạt đinh hương, cam thảo có thể ăn sống hoặc pha với nước ấm để uống hằng ngày. Đây là một bí quyết rất hay để khắc phục tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày gây nên. Không những có vị thơm dễ chịu mà cam thảo còn rất tốt cho dạ dày, có tác dụng hỗ trợ trị bệnh.
- Dùng gừng: Gừng có tính ấm, vị cay, bổ phế, tán hàn. Để giảm chứng hôi miệng do vấn đề từ dạ dày, người bệnh hãy dành chút thời gian gọt vỏ củ gừng và thái thành những lát mỏng, sau đó nấu với nước hoặc hãm trong ly (tương tự như cách hãm trà). Uống 1 ly nhỏ trà gừng và súc miệng với nước gừng 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát mùi hôi miệng rất hiệu quả.
Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dùng những loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản không bán theo đơn như: Maalox, Tums, Pepcid Ac, Axid AR v.v…
Như vậy, tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng không gây nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể được khắc phục. Nếu sau khi áp dụng tất cả những phương pháp trên nhưng miệng vẫn bị hôi, và có xu hướng gia tăng thì rất có thể dạ dày của bạn đang gặp rắc rối không nhỏ, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.