Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không mà ai cũng sợ? Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh diễn biến mạn tính. Nếu để lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về những biến chứng để biết mức độ nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dưới đây
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản trào ngược. Là tình trạng trào ngược từng đợt hay thường xuyên các chất trong dịch vị dạ dày, như: HCl, pepsin, dịch mật,.. lên thực quản. Dịch vị này có tính acid, khi trào ngược lên thực quản, tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản gây kích thích lớp niêm mạc này. Đây cũng là căn nguyên trực tiếp gây ra những triệu chứng và biến chứng của bệnh
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không mà ai cũng sợ?
Về câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không mà ai cũng sợ? Câu trả lời là có. Về nguyên nhân, ở phần đầu tiên chúng tôi đã đề cập đến. Vì đây là căn bệnh mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, dịch vị có tính acid ở dạ dày sẽ tác động xấu đến lớp niêm mạc thực quản. Nếu không được điều trị trào ngược dạ dày dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không lường tới.
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày qua tâm vị và lên đến thực quản. Khi acid dạ dày tiếp xúc nhiều và lặp đi lặp lại với lớp niêm mạc thực quản có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
1. Gây viêm loét, chảy máu thực quản
Việc acid dạ dày trào ngược, tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản thường xuyên gây tổn thương bước đầu là viêm loét thực quản. Khi có những yếu tố khác tác động, các vết loét này sẽ bị chảy máu, gây đau và khiến người bệnh khó chịu. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là đau, khó nuốt, ngay cả khi uống nước.
2. Hẹp thực quản
Các vết loét do tiếp xúc với acid dạ dày khi hiện tượng trào ngược dạ dày tạm thời thuyên giảm sẽ liền lại, hình thành các mô sẹo, lặp đi lặp lại tình trạng này, các mô sẹo trở nên dày đặc sẽ gây chít hẹp thực quản, dẫn đến tình trạng khó nuốt. Đôi khi người bệnh dù không ăn, không uống cũng cảm thấy vướng víu ở cổ.
3. Barret thực quản
Đây là hiện tượng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị thay đổi màu sắc và thành phần cấu trúc. Nguyên nhân do lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc quá thường xuyên với dịch acid dạ dày, bị tổn thương rồi lành lại, lại tiếp tục tổn thương và lành. Lặp đi lặp lại nhiều lần mà gây ra. Barret thực quản được coi là giai đoạn tiền ung thư, những người bị bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến biến chứng barret thực quản có nguy cơ cao bị ung thư thực quản.
4. Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất trong các biến chứng của trào ngược dạ dày. Khi lớp niêm mạc ruột, thực quản bị dịch vị acid dạ dày trào ngược lâu ngày dẫn đến biến dạng cấu trúc, gọi là barret thực quản. Như đã nói, đây là giai đoạn tiền ung thư thực quản. Khi bước sang giai đoạn này, nếu người bệnh vẫn không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng thành ung thư thực quản.
Trên thế giới, mỗi năm có đến khoảng 600.000 ca ung thư thực quảng – dạ dày. Trong đó, riêng Việt Nam chiếm đến 7.000 ca. Nếu như chẩn đoán muộn, bệnh nhân sẽ phải thực hiện cắt bỏ khối u, lúc này khả năng sống trên 5 năm là rất thấp.
5. Những biến chứng khác
Ngoài những biến chứng kể trên, nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày còn có thể gây ra những biến chứng sau: Viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi ( do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở). Tuy đây là những biến chứng hiếm gặp nhưng hông phải không xảy ra.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định lại: Bệnh trào ngược dạ dày rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, nghiêm trọng nhất là ung thư thực quản, nếu ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn thì thời gian tiên lượng sống là rất thấp. Do đó, mỗi người đều tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, đây chỉ là những biến chứng khi người bệnh chủ quan, không chữa trị chứ không phải bất kì trường hợp bị trào ngược dạ dày nào cũng đều dẫn đến những biến chứng trên. Do đó, người bệnh khong nên có tâm lí bi quan mà cần tích cực khám chữa bệnh. Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn nhưng hiện nay, y học có thể giúp ngăn chặn sự hình thành các biến chứng