Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút)

Ngày nay, xã hội hiện đại với các thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm tỉ lệ người mắc bệnh gout ngày một gia tăng. Kéo theo đó là những hậu quả gout để lại gây tàn phế khớp, giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa bệnh gout, đề phòng các cơn gout tái phát. Nhờ đó có thể làm giảm thiểu các biến chứng của bệnh. Chế độ ăn cho người bệnh gout sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gout

Chế độ ăn cho người bệnh gout

Bệnh gout nên ăn gì kiêng gì? (Ảnh internet)

update

CHUYÊN GIA từ HỌC VIỆN QUÂN Y  giới thiệu sản phẩm chuyên biệt dành cho bệnh nhân gút cấp, gút mạn – ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC

4516 Bình luận

– Chế độ ăn nhằm giảm thiểu bùng phát các cơn gout cấp và hạn chế biến chứng của bệnh.

– Chế độ ăn còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout.

– Dựa vào các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh cùng yếu tố nguy cơ của bệnh gout làm cơ sở xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn <1g protein/kg/ ngày, nhất là nguồn đạm chứa nhiều purin.

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Tăng cường chất bột đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Sử dụng chất béo không no.

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin. Hạn chế thức ăn nhiều acid uric.

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Đảm bảo uống đủ nước

2. Người bị gout nên ăn gì?

– Uống nhiều nước

Nước có tác dụng hạn chế sự ứ đọng của tinh thể urat trong thận. Nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bởi đây là một điều vô cùng quan trọng để giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đồng thời giúp thận loại bỏ acid uric trong máu.

Không nên uống nhiều nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm dẫn đến mất ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Uống nước khoáng không ga có độ kiềm

Nên uống nước khoáng có kiềm

Nên uống nước khoáng có kiềm (Ảnh internet)

Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng có độ kiềm cao như nước sô đa… Mục đích nhằm kiềm hóa nước tiểu để giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

– Tăng cường rau xanh và trái cây tươi

Mỗi ngày bệnh nhân gout nên ăn khoảng 1000 g rau xanh và 4-5 quả các loại. Nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối như đã nói ở trên. Hoặ các loại nấm, măng, giá đỗ cũng có thể làm nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân.

Khuyến khích sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột…Những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.

Nên cung cấp đủ lượng vitamin B và vitamin C cho cơ thể qua thực phẩm như khoai lang, bơ, bí ngô, yến mạch…

– Ăn thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp.

3. Bệnh gout kiêng ăn gì?

– Tránh thực phẩm giàu đạm có gốc purin

Những thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ axit uric bên trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Chính vì thế, để phòng tránh cũng như điều trị thì người bệnh nên tránh sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều purin như hải sản, các loại lòng, tim, gan, thận, óc

– Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric

Các thực phẩm nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ… cần được hạn chế. Vì nguyên nhân bệnh gout do tăng lượng acid uric trong máu.

– Hạn chế các thực phẩm giàu đạm khác

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm (Ảnh internet)

Bao gồm:

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Cá và các loại thủy sản như: lươn, ếch…

Chế độ ăn cho người bệnh gout (gút) Đậu hạt nói chung nhất là đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Tuy nhiên các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… ) nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

– Thực phẩm giàu chất béo no

Mỡ động vật, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến sẵn… là các thực phẩm có chứa chất béo no. Chất béo no không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh gout nói riêng.

– Không uống rượu, bia

Các nghiên cứu đã chứng minh, rượu có vai trò làm tăng nguy cơ khởi phát cơn gout cấp. Uống rượu làm giảm chức năng của gan thận, gây rối loạn chuyển hóa… Do đó người bị bệnh gout nên bỏ rượu bia là tốt nhất.

– Hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường

Bởi vì đồ uống có ga, nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Đây một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout. Ngoài ra, những thức uống này có hại cho người bệnh tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa. Mà những bệnh này lại có liên quan mật thiết tới bệnh gout. Do vậy cần hạn chế.

– Hạn chế các đồ ăn thức uống có tính acid

Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… Vì chúng làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

– Tránh dùng nhiều các gia vị kích thích

Người bệnh gout không nên uống rượu bia

Người bệnh gout không nên uống rượu bia (Ảnh internet)

Các gia vị như ớt, hạt tiêu…khi dùng lượng nhiều có thể không tốt cho người bệnh gout. Bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gout cấp tính.

Gout là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến với những biến chứng khó lường, chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu của gout cần đến cơ sở y tế khám để có biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả. Đồng thời người bệnh cần chủ động có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh.

Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gout, nhưng có một vai trò quan trọng góp phần làm bệnh Gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn.

Theo benhvien103.vn

5/5 - (1 bình chọn)