Nhiều người khi đi kiểm tra sức khỏe phát hiện thấy Acid uric trong máu của mình cao hơn bình thường và băn khoăn liệu mình có bị Gout không trong khi không biểu hiện triệu chứng gì?
13223 Like4516 Bình luận |
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1.Chuyển hóa acid uric trong cơ thể
– Nguồn vào:
- Ngoại sinh : các loại thịt đỏ,động vật bốn chân,đặc biệt thịt chó,măng tây,cà phê,phủ tạng động vật,bia chứa rất nhiều purin chất sản sinh acid uric. Rượu không chứa nhiều purin nhưng làm rối loạn chuyển hóa gây giảm thải acid uric dẫn đến tăng trong máu.
- Nội sinh: quá trình thoái hóa nhân acid nucleid trong cơ thể.
- Chuyển hóa: tại gan là chủ yếu cùng niêm mạc ruột dưới xúc tác enzym xanthin oxydase.
– Thải trừ:
- Qua nước tiểu: lọc qua thận và đào thải ra ngoài.
- Qua tiêu hóa:acid uric có trong dịch mật,dịch vị,dịch tiết của ruột.
2. Nguyên nhân gây tăng acid uric
– Do giảm thải trừ acid uric: bệnh ống thận tiên phát khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều nhân purin,đặc biệt là nghiện rượu,bệnh khởi phát khi uống quá nhiều rượu.
– Bẩm sinh: thiếu hụt các enzym chuyển hóa acid uric,nguyên nhân này rất hiếm gặp.
– Tăng sản xuất acid uric thứ phát:ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin,uống nhiều rượu. Các bệnh lý tăng hủy tế bào: đa u tủy xương,thiếu máu tan máu,bệnh bạch cầu,suy thận mạn tính,tăng huyết áp,đái tháo đường,.
-Thuốc gây giảm bài tiết acid uric: thuốc lợi tiểu (thiazide,furosemid),thuốc điều trị lao ( ethambutol, pyrazinamind), aspirin liều thấp trong bệnh lý tim mạch.
3. Chẩn đoán bệnh Gout:
Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout của ACR/EULAR 2015
– Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào:
≥ 1 đợt sưng đau 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (bao thanh dịch)
– Bước 2: Tiêu chuẩn vàng:
Phát hiện tinh thể urat trong 1 khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch (tức là, trong dịch khớp) hoặc hạt tophy
– Bước 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat
3.1. Lâm sàng:
– Đặc điểm của viêm một hay vài khớp:
- Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (ngoại trừ khớp bàn ngón chân cái) (1đ)
- Khớp bàn ngón chân cái (2đ)
– Tính chất đợt viêm cấp
- Đỏ khớp
- Không chịu được lực ép hoặc sờ vào khớp viêm
- Khó khăn khi đi lại hay vận động khớp
- 1 tính chất (1đ)
- 2 tính chất (2đ)
- 3 tính chất (3đ)
– Đặc điểm thời gian (có ≥ 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng viêm):
- Thời gian đau tối đa < 24h
- Khỏi triệu chứng đau ≤ 14 ngày
- Khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp
- 1 đợt điển hình (1đ)
- Nhiều đợt tái phát điển hình (2đ)
– Hạt tophie
- Không (0đ)
- Có (4đ)
3.2. Cận lâm sàng
– Xét nghiệm acid uric máu
- < 240 mmol/l (-4đ)
- 240 – < 360 mmol/l (0đ)
- 360 – < 480 mmol/l (2đ)
- 480 – < 600 mmol/l (3đ)
- ≥ 600 mmol/l (4đ)
– Xét nghiệm dịch khớp
Không phát hiện tinh thể urat (-2đ)
– Chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm: dấu hiệu đường đôi
- DECT (dual energy computed tomography: chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép) scanner: bắt màu urat đặc biệt
- Có 1 trong 2 bằng chứng (4đ)
– Xquang:
Hình ảnh bào mòn xương ở bàn tay hoặc bàn chân
- Hiện diện (4đ)
=> Chẩn đoán Gout khi tổng điểm >/=8
3.3. Kết luận
Từ tiêu chuẩn chẩn đoán Gout mới nhất năm 2015 ta thấy Tăng acid uric trong máu không phải là tiêu chuẩn duy nhất và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh,cái chính là biểu hiện lâm sàng và tìm thấy tinh thể urat trong tổ chức viêm.
Sưu tầm internet
Cẩm nang bệnh gút: