Ảnh minh hoạ
Đối với người bệnh tuyến giáp nói chung, và đặc biệt là ung thư tuyến giáp nói riêng trong và sau quá trình điều trị thường gặp một số triệu chứng như khó nuốt, đau họng, đau cổ, mệt mỏi, viêm nhiễm. Do vậy, người bệnh thường chán ăn, ăn không ngon, mất vị giác dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể khiến sức khỏe suy yếu, lâu hồi phục, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị.
Ngoài ra, một số người bệnh phải tiếp tục thực hiện quá trình điều trị i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, trước khi tiếp nhận phóng xạ i-ốt I-131 khoảng 2 tuần người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng i-ốt dưới 50mcg. Nhưng, trong thực tế khi thực hiện chế độ ăn kiêng này, người bệnh gặp phải nhiều khó khăn như kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược, thiếu dinh dưỡng hoặc khó tuân thủ vì không biết lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm từ đấy làm giảm đáp ứng quá trình điều trị. Vì vậy cần phải có một chế độ ăn “lành mạnh” với tuyến giáp.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Như thế nào là chế độ ăn “lành mạnh” với tuyến giáp?
Một chế độ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe và chức năng tuyến giáp là rất cần thiết. Do đó, cháo xay, sinh tố, sữa được đánh giá là thực phẩm phù hợp với “tiêu chí” mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên dùng trong và sau quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng, sữa có thể làm nặng hơn tình trạng ung thư tuyến giáp.
Vậy người bệnh ung thư tuyến giáp có nên sử dụng sữa hay không?
Sữa được biết đến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Sữa mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể như dễ tiêu hóa, hấp thu hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường khối cơ, duy trì trọng lượng, giúp xương, răng chắc khỏe.
Đặc biệt, người suy nhược, hệ tiêu hóa kém, chán ăn, mệt mỏi cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, và sữa thường là lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không phải dòng sữa nào cũng phù hợp với từng loại bệnh và đặc biệt là người ung thư tuyến giáp. Với người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật bị suy giảm chức năng giáp, giảm sản xuất hormone cần bổ sung sữa có hàm lượng i-ốt, selen, kẽm cao để hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp, giàu protein và các vitamin, khoáng chất có khả năng hỗ trợ nhanh chóng liền sẹo, chống viêm.
Đánh giá của PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia: “Sữa không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng gần rất tốt cho người bình thường mà ngay cả người bệnh ung thư tuyến giáp. Sữa là nguồn thực phẩm động vật có tính kiềm bởi cung cấp hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu, tốt cho người bệnh tuyến giáp giúp phòng nguy cơ hạn canxi máu, nhiều vi chất được bổ sung, đặc biệt là thành phần i-ốt, selen và magie trong sữa giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể, là thực phẩm lỏng dễ nuốt giúp người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp dễ dung nạp và phục hồi tốt hơn”
Trong khi đó, người bệnh trước phóng xạ i-ốt I-131 khoảng 2 tuần cần sữa có hàm lượng i-ốt thấp và gần như giảm tuyệt đối. Và khi cơ thể đang cần bổ sung dinh dưỡng, nhưng lại phải chọn thực phẩm ít i-ốt thì việc sử dụng sản phẩm chuyên biệt, đặc biệt là sữa được tách i-ốt là một giải pháp cực kỳ hiệu quả với người bệnh tuyến giáp trong giai đoạn điều trị này.
Chính vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp có thể sử dụng sữa nhưng cần phải có lựa chọn “thông minh” phù hợp tới tình trạng cũng như giai đoạn điều trị bệnh.
Theo sức khoẻ đời sống
CHUYÊN GIA đầu ngành công bố phương pháp HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ bệnh ung thư mang tính ĐỘT PHÁ mới do Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất 19023 Like4156 Bình luận |