Tất cả chúng đều là cây thuốc quý: đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Điều thú vị là, phần lớn trong 7 loài hoa được chụp trong loạt ảnh này đều có… đôi.
1. Lạc tiên: tên khoa học Herba Passiflorae. Họ Lạc tiên (Passifloraceae). Công dụng: làm thuốc ngủ, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kinh nguyệt sớm, đau bụng nhiệt (thường phối hợp với các vị thuốc khác như lá dâu, lá vông). Hoa của loại cây này mỏng manh, giản dị nhưng đẹp lạ thường, như… tiên nữ.
HỌC VIỆN QUÂN Y chia sẻ phương pháp cho người mất ngủ này sẽ rất hiệu quả và không còn lo mất ngủ, thiếu ngủ nữa. Tìm hiểu ngay! 12553 Like45688 Bình luận |
2. Bạch tật lê có tên khoa học Tribulus Terrestris. Có sách viết trổ hoa vào cuối xuân đầu hạ, nhưng chúng tôi chụp được ảnh hoa bạch tật lê vào tháng 7 âm lịch. Bạch tật lê từng được sử dụng như một chất kích thích tình dục, tăng cường sức lực trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây trên chuột đực cho thấy, chất protodioscin trong bạch tật lê có tác dụng kích thích tình dục: áp lực trong thể hang của dương vật tăng, tần xuất giao hợp và xuất tinh đều tăng.
3. Sa sâm còn có tên là Pissenlit maritime. Vì vị thuốc này có công dụng như nhân sâm mà lại mọc ở cát nên được gọi là sa sâm. Đông y dùng sa sâm làm thuốc trong các trường hợp sau: cảm sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu. Ngoài ra Sa sâm còn được phối hợp cùng với các vị thuốc khác như: ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung để ngâm rượu thuốc giúp tăng cường chức năng sinh lý và bồi bổ sức khỏe.
4. Sổ Hooker – Dillenia hookeri Pierre, thuộc họ Sổ – Dilleniaceae. Hoa mọc từng đôi, màu vàng tươi; lá đài ngoài có lông; nhị có bao phấn thẳng; lá noãn 6 – 7. Cây sổ này được dùng để chế biến nước tăng lực.
5. Ngẽo nghọt có tên khoa học Gloriosa superba L. Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae. Hoa mọc đơn độc hoặc gần nhau thành ngù giả ở đầu cành, hoa to rất đẹp, cuống dài 10 – 15cm, dáng đặc biệt, cánh hoa vàng đỏ đẹp ở 2/3 trên, phía dưới màu vàng tươi. Do vậy, cây này còn có tên: vinh quang rực rỡ…Người ta dùng thân rễ tươi giã nát đắp lên phía trên mu âm hộ để giúp cho rễ đẻ, hoặc cho nhau thai chóng ra. Có khi người ta chỉ đắp lên gan bàn chân cũng có kết quả.
6. Xương rồng: Euphorbia antiquorum L. Đây là cây quen thuốc, có nhiều gai tưởng chứng xấu xí, nhưng lại có hoa đẹp rực rỡ. Cây này dùng để chữa đau răng, quả (ở một số loài xương rồng) làm nước giải khát tuyệt vời và chữa viêm họng mãn.
7. Muống biển: Ipomoea biloba Forsk. Cây giống rau muống nhưng ở biển, cả hoa cũng vậy. Tuy nhiên, thân của nó khi già có khi to bằng cổ tay và giống thân gỗ. Muống biển dùng để hỗ trợ chữa béo phì, chữa cảm mạo, sốt, chân tay đau nhức, thủy thũng… Hoa của nó đôi khi tạo thành thảm hoa vô cùng đẹp.
Theo sức khoẻ đời sống